Bóng Đá Plus trên MXH

Mua cầu thủ sau các giải đấu lớn: Đừng mất tiền oan vì thiếu khôn ngoan
Quang Hoà • 16:41 ngày 09/07/2018
Trước đây từng có không ít đội bóng rất thích cử tuyển trạch viên đi xem giò cầu thủ ở những giải đấu lớn với hy vọng sẽ mua được "hàng chất lượng cao". Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh đây là cách làm thiếu sáng suốt.

    Nếu ai đó còn nghi ngờ về điều này thì họ có thể nhìn vào tấm gương của Arsenal. Còn nhớ năm 1992, họ đã nhanh chóng chiêu mộ John Jensen sau khi tiền vệ này đóng góp 1 bàn vào chiến thắng 2-0 của Đan Mạch trước Đức ở trận chung kết EURO diễn ra trên đất Thụy Điển.

    Thời điểm ấy, HLV của Arsenal là George Graham mạnh miệng tuyên bố Pháo thủ đã sở hữu tiền vệ có khả năng ghi bàn không thua gì một tiền đạo. Rất tiếc, Jensen đã phụ lòng ông thầy mình ở Arsenal. Trong 4 năm thi đấu cho đội bóng phía Bắc thành London (từ năm 1992 đến 1996), cầu thủ này chỉ ghi được vỏn vẹn 1 bàn ở giải Ngoại hạng. Khả năng săn bàn kém cỏi của Jensen sau đó đã trở thành giai thoại, tới mức một số CĐV hài hước còn cho in hẳn lên áo phông với dòng chữ "Tôi đã ở đó và chứng kiến Jensen ghi bàn" ở trước ngực.

    Với những người tinh ý và giỏi phân tích, không khó để nhận ra HLV Graham đã chơi một canh bạc đầy rủi ro khi đặt niềm tin vào Jensen. Nên nhớ, EURO 1992 thực ra chỉ là giải đấu mang nặng tính bất ngờ. Vậy nên các CLB như Arsenal đã sai lầm khi đánh giá quá cao Jensen, vốn là thành viên đội bóng ban đầu còn không qua được vòng loại (Đan Mạch may mắn được thế chỗ Nam Tư bị loại vì bất ổn chính trị).

    Đáng chú ý, dù là nhà cầm quân lão luyện hơn hẳn so với Graham, cựu HLV M.U - Alex Ferguson cũng dính "bẫy" mua phải cầu thủ không ra gì sau một giải đấu lớn. Có lần, chính Sir Alex từng thừa nhận rằng ông đã hối tiếc khi vội vã mang ngay bộ đôi Jordi Cruyff (Hà Lan) và Karel Poborsky (CH Czech) về M.U sau EURO 1996. Theo Sir Alex, hai cầu thủ nói trên đã chơi tuyệt hay tại EURO 1996 nhưng lại không thể hiện được gì nhiều ở M.U. Khi "máy sấy tóc" nhận ra, đôi khi các cầu thủ chỉ biết cháy hết mình cho ĐTQG ở các giải đấu lớn trước khi "tắt điện" ở cấp độ CLB thi đã muộn.


    Quả đúng như những gì cựu thuyền trưởng M.U đã nói, thời điểm bất hợp lý nhất để chiêu mộ một cầu thủ chính là lúc anh ta vừa mới chơi tốt ở EURO hay World Cup. Khi tất cả các CLB đều thấy rõ ràng đối tượng mình đang nhắm tới vừa tỏa sáng rực rỡ ở sân khấu lớn, họ rất dễ bị mua hớ bởi giá cầu thủ thường bị thổi lên cao hơn nhiều so với thực tế. Đó là chưa kể, sau khi đã chiến đấu hết mình cho ĐTQG, không ít cầu thủ bị kiệt sức và có người còn không sao tìm lại được phong độ đỉnh cao như trước đây.

    Ngay như ở World Cup 2018, chắc hẳn rất nhiều người đều có chung quan điểm cầu thủ chạy cánh Juan Cuadrado của Colombia thậm chí còn chơi nổi hơn cả siêu sao Lionel Messi của Argentina. Tương tự là trường hợp của Nacer Chadli, tiền vệ gây ấn tượng mạnh ở ĐT Bỉ dù chỉ là cái tên khá tầm thường ở Tottenham và West Brom.

    Với những gì đã thể hiện, sẽ không bất ngờ nếu Cuadrado và Chadli được săn đó ngay sau khi giải đấu diễn ra trên đất Nga kết thúc, nhưng cuối cùng họ lại không đáp ứng được sự kỳ vọng của các đội bóng trót đặt niềm tin vào mình.


    Đây là câu chuyện từng xảy ra với tiền đạo Asamoah Gyan của ĐT Ghana. Chính vì cầu thủ này chơi rất hay ở World Cup 2010 nên BLĐ CLB Sunderland mới mua anh với mức phí kỷ lục 13 triệu bảng. Chỉ một năm sau đó, "Mèo đen" đã nhận ra chân giá trị của Gyan và họ đánh cắn rằng để chân sút người Ghana sang UAE chơi bóng.

    Nhìn chung, do World Cup hay EURO không phải là sân chơi mà các cầu thủ có thể ra sân đều đặn hàng tuần như ở các giải VĐQG, các đội bóng không nên chỉ nên xem vài trận cầu đỉnh cao ở cấp độ ĐTQG để đưa ra quyết định chuyển nhượng.

    Sẽ là khôn ngoan hơn nếu các CLB theo sát các mục tiêu của mình trong một thời gian dài, thay vì mua sắm theo sở thích nhất thời sau mỗi dịp EURO hay World Cup. Để lấy ví dụ cho chuyện này, chúng ta có thể nhìn vào cách làm của Barcelona.


    Nếu gã khổng lồ xứ Catalan xem mua sắm cầu thủ là một vụ đầu tư, thì họ đã làm rất đúng với chỉ dẫn của tỷ phú Warren Buffett có câu nói nổi tiếng: "Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi". Thế mới có chuyện, Barca sẵn sàng trả Liverpool 65 triệu bảng để đổi lấy Luis Suarez, dù tiền đạo người Uruguay bị treo giò tới 10 tháng vì cắn trung vệ Chiellini của ĐT Italia ở World Cup 2014. 

    Như vậy có thể thấy Barca đã đặt cược vào Suarez, nhưng họ lại hưởng lợi lớn do tiền đạo mang áo số 9 hòa nhập cực tốt với các đồng đội mới ở Nou Camp. Barca thành công đơn giản là vì họ hiểu quá rõ đẳng cấp của cầu thủ đã thể hiện được giá trị trong màu áo CLB Liverpool trước đây. Cách làm của Barca thực sự rất khôn ngoan và các đội bóng khác có thể xem họ như tấm gương để học tập.

    Tóm lại, ngày nay các đội chỉ nên tuyển mộ những cầu thủ không quá nổi bật ở các giải đấu lớn, sau khi đã thẩm định kỹ càng chất lượng của họ trong một thời gian dài ở cấp độ CLB mà thôi. Trong trường hợp vẫn cố mua những ngôi sao bất ngờ tỏa sáng rực rỡ ở EURO hay ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, họ phải chấp nhận nguy cơ thua lỗ nếu khoản đầu tư của mình không phát huy hiệu quả.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội