MU có tiền mà không được tiêu?

Việt Hà
05:59 ngày 14-06-2023
Trong khi người Qatar chuẩn bị tiếp quản MU thì Premier League đang xem xét ra quy định giới hạn chi tiêu với các CLB. Liệu đội chủ sân Old Trafford có rơi vào tình cảnh ngồi trên đống tiền mà không được vung tay?

Các CLB Premier League đang cân nhắc đề xuất khung quỹ lương mới trong sự tương ứng với doanh thu bản quyền truyền hình của đội cuối bảng Premier League. Đề xuất này nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng tại hạng đấu cao nhất nước Anh đồng thời kiểm soát chi phí tiền lương, vốn là khoản chi lớn nhất của các CLB Premier League.

Các nhà hoạch định cho rằng ý tưởng này sẽ đóng vai trò như một “mạng lưới an toàn” ngằm ngăn chặn khoảng cách ngày càng tăng giữa các ông lớn Premier League và phần còn lại. Những lo ngại xuất hiện khi nhóm đại gia Premier League sẽ có doanh thu khủng từ Champions League mở rộng ở mùa giải 2024/25. Ngoài ra, FIFA Club World Cup cũng hứa hẹn mang lại khoản thu đậm cho đội bóng Anh nào tham dự vào năm 2025.

Quy tắc mới về quỹ lương sẽ được đem ra bàn thảo giữa 20 CLB trong cuộc họp tại Hampshire vào hai ngày 13 và 14/6. Theo đó, một CLB lớn Premier League chỉ được có quỹ lương tối đa nhiều gấp 4 lần doanh thu bản quyền truyền hình của đội bét bảng Premier League. Lấy ví dụ Southampton, đội đứng chót bảng mùa giải 2022/23, có doanh thu BQTH 102,5 triệu bảng. Như vậy Man City, MU hay Chelsea chỉ được chi tối đa 410 triệu bảng trả lương cầu thủ ở mùa giải kế tiếp.

Nên nhớ, báo cáo từ Football Benchmark về hóa đơn tiền lương của PSG là 645 triệu bảng. Đây là con số cao nhất lịch sử bóng đá. Đứng thứ nhì là quỹ lương của Real Madrid với 458 triệu bảng. Như vậy nếu áp dụng quy tắc hạn chế tiền lương mới, những Man City, MU cho dù được giới chủ Trung Đông hậu thuẫn vẫn không thể chạy đua giành giật các ngôi sao với PSG và Real Madrid.

Tuy nhiên, đó là nỗi lo…trên giấy tờ. Đề xuất trên muốn đi vào thực tiễn phải có sự thông qua của phần đa các CLB Premier League. Trong khi, các ông lớn Anh chắc chắn sẽ phản đối việc họ bị hạn chế chi tiêu. Ngay cả trong trường hợp cuộc họp tại Hampshire thông qua quy tắc hạn chế tiền lương, chiếc vòng kim cô vẫn không thể siết chặt được hết. Bởi lẽ quy tắc mới chỉ xét trên tiền lương mà CLB trực tiếp trả cho cầu thủ, và không xét đến các khoản lương thưởng từ nhà tài trợ của đội bóng.

Đó sẽ là kẽ hở để các ông lớn lách luật. Mà nói về lách luật thì Man City là bậc thầy. Đội bóng của giới chủ UAE dính 115 cáo buộc vi phạm tài chính từ BTC Premier League nhưng vẫn sống khỏe. Các luật sư của Man City vẫn giành phần thắng trong các phiên tòa và đội bóng của Guardiola vẫn nằm trong số những CLB chi tiêu khủng nhất châu Âu. Sẽ không bất ngờ nếu MU của người Qatar cũng sẽ đi theo con đường tương tự với những nguồn tài trợ khổng lồ danh chính ngôn thuận. Nên nhớ, người Qatar mua MU với tham vọng lật đổ Man City.

Luật công bằng tài chính của UEFA hay quy tắc hạn chế tiền lương mà Premier League có thể thông qua, suy cho cùng chỉ là trò trẻ con với MU sau khi đổi chủ. Vì hãy cứ nhìn vào cuộc sống vương giả của Man City và PSG…

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x