Bóng Đá Plus trên MXH

Lịch sử đáng kinh ngạc của môn 'đi bộ chim cánh cụt'
Lâm Phong • 07:52 ngày 29/02/2020
Không chỉ xuất hiện tại những kỳ Olympic vừa qua, môn đi bộ đã có từ hàng nghìn năm trước công nguyên. Cùng với thời gian, môn đi bộ ngày càng hoàn thiện về quy chuẩn cũng như nâng cao thành tích, cự ly của VĐV….

    Từ đi bộ giành tiền thưởng…
    Nếu Olympic Tokyo không bị hoãn hay hủy thì vào ngày 7/8 tới, tại công viên Odori (Sapporo, Hokkaido, Nhật Bản), ngày thi chung kết môn “đi bộ nhanh” trong khuôn khổ Thế vận hội mùa Hè 2020 sẽ diễn ra. Đằng sau bộ môn tưởng chừng như đơn giản lại là khá nhiều điều thú vị ẩn chứa bên trong môn thể thao này.

    Đi bộ nhanh trở thành một trong những môn thi Olympic cách đây đã hơn 1 thế kỷ, chính xác là từ năm 1904. Tuy nhiên, lịch sử khảo cổ học đã chứng minh được, con người đã dùng đi bộ làm một môn thi từ tận năm… 2.500 trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ đã tìm ra những bằng chứng cho thấy, người Hy Lạp cổ đại đã thi xem ai đi bộ nhanh hơn từ thời đó. Một số văn bản sau này tiếp tục xác minh được nền văn minh Hy Lạp đã thi đi bộ từ khi thế giới còn chưa biết gì về môn thể thao này.

    Theo một tài liệu khảo cổ được công bố bởi các nhà khảo cổ học Anh thì từ năm 1589, Sir Robert Carey đã có ghi chép về việc ông thắng được một khoản tiền lớn nhờ đi bộ nhanh liên tục trong… 482 km (300 dặm). Sự kiện này đã tạo ra một cột mốc lịch sử và đặt nền móng cho những giải thưởng lớn, cũng như việc con người thách thức giới hạn của bản thân trong nhiều năm tiếp theo.

    Môn thể thao này phát triển đến mức độ cực thịnh vào đầu thế kỷ 19, kéo theo sự xuất hiện liên tiếp của những kỷ lục gia. Đầu tiên là VĐV người Scotland, Robert Barclay Allardice đi bộ 1.600 km trong 1.000 giờ. Sau đó đến lượt VĐV nữ Emma Sharp lặp lại hành trình này và giành chiến thắng một số tiền lớn. Có rất ít ghi chép về số tiền Emma Sharp nhận được, chỉ biết rằng nhờ số tiền này, cô đã có thể khởi nghiệp. Năm 1867, Edward Payson Weston đã giành tới 10.000 USD tiền thưởng nhờ đi bộ từ Portland đến Chicago trong 30 ngày. 

    … cho tới môn thi Olympic
    Song phải đến khi đi bộ nhanh được đưa vào Olympic thì hệ thống luật lệ mới được chuẩn hóa một cách chuyên nghiệp.Để tránh các VĐV đi bộ chiến thắng bằng cách… chạy bộ, luật yêu cầu họ phải luôn duy trì chân chạm đất, đồng thời hai tay vung bắt chéo trông giống chuyển động của một chú chim cánh cụt. Nhờ đó mà môn đi bộ nhanh còn được gọi bằng tên khác là “đi bộ chim cánh cụt”. 

    Sự phát triển của khoa học thể thao cho phép các chuyên gia tính toán được tốc độ trung bình của VĐV đi bộ có thể duy trì từ 9,5 km/h đến 12 km/h, nhanh hơn đi bộ bình thường nhưng chậm hơn chạy marathon. Dựa vào tốc độ mà giới khoa học thể thao tính ra được cự ly phù hợp.

    Tại các cuộc thi đi bộ, cự ly đường đi bộ khá linh động, có thể dao động từ 3km đến tận 100km. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Olympic thì chỉ có 2 đường đua chính: 20km và 50km. Hiện tại, người đang giữ kỷ lục ở cự ly 20km dành cho nam là VĐV người Nhật Yusuke Suzuki. Anh đã vượt qua hành trình đi bộ 20km năm 2015 với thời gian 1 tiếng 16 phút 36 giây. 

    Ban đầu, môn đi bộ nhanh tại Olympic chỉ có nội dung thi đấu dành cho các VĐV nam. Điều này tồn tại tới tận 88 năm. Mãi cho tới năm 1992, phụ nữ mới được tranh tài. Và lịch sử cho thấy, phụ nữ dẻo dai không kém gì cánh mày râu. Năm 2018, VĐV người Nga Elena Lashmanova đã vượt qua hành trình 20km chỉ sau 1 tiếng 23 phút 39 giây. 

    Giờ đây, môn đi bộ nhanh đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Nó trở thành một môn thể thao đời thường dành cho những người nghiệp dư tập luyện chỉ để duy trì sức khỏe. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những hướng dẫn chuyên nghiệp để trở thành một VĐV đi bộ nhanh, ví dụ như chuyện không nên vặn hông quá 4 độ khi di chuyển… Một môn thể thao thú vị và thư giãn hơn chúng ta nghĩ. 

    Bi hài môn đi bộ ở Sea Games
    Tại kỳ Sea Games 2017, NHM đã được chứng kiến màn chơi xấu của nước chủ nhà Malaysia ở nội dung nội dung 10.000m nữ. Dù rất cố gắng, song VĐV Phan Thị Bích Hà (Việt Nam) đã không thể thắng Elena Goh Ling Yin do VĐV của chủ nhà này… chạy về đích. Còn ở SEA Games 2013, VĐV Nguyễn Thị Thanh Phúc đã thua tức tưởi đối thủ người Myanmar cũng về đích theo cách tương tự. 

    Thách thức đón chờ Nguyễn Thành Ngưng
    Với thành tích tốt nhất là 1 giờ 23 phút 29 giây tại cuộc thi đi bộ 20km châu Á lần thứ 40 tại Nhật Bản năm 2016, Nguyễn Thành Ngưng đã giành tấm vé dự Olympic 2016 nội dung đi bộ. Mặc dù vậy thách thức đang đón chờ Thành Ngưng trong việc góp mặt tại Olympic 2020. Bởi Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) đã công bố bảng tính chuẩn tham dự Olympic Tokyo 2020 với VĐV môn đi bộ là 1 giờ 21 phút 00 dành cho nam với cự ly 20km.

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội