Bóng Đá Plus trên MXH

Lina - Người vượt ra khỏi khuôn phép để lên đỉnh thế giới
Lâm Phong • 06:18 ngày 17/12/2019
Li Na, một tượng đài tennis không chỉ ở châu Á, mà còn của thế giới. Li Na, tay vợt sở hữu lượng người theo dõi trên mạng xã hội Weibo nhiều gấp 3 lần VĐV bóng rổ nổi tiếng Le Bron James. Tuy nhiên, để có được vinh quang mà rất ít người Trung Quốc có được, Li Na đã phải chiến đấu theo đúng nghĩa đen của từ này.

    Li Na – thần tượng quốc dân
    Có lẽ đa phần NHM quần vợt chẳng còn lạ lẫm gì với cái tên Li Na. Tay vợt sinh năm 1982 này từng vươn lên xếp thứ 2 thế giới vào tháng 2/2014 (thứ hạng cao nhất trong lịch sử mà một tay vợt nữ châu Á từng đạt được). Với chức vô địch Pháp mở rộng năm 2011 và Úc mở rộng năm 2014, cô đồng thời là tay vợt châu Á duy nhất trong lịch sử từng lên ngôi tại một Grand Slam. 

    Trên mạng xã hội Weibo, Li Na có tới 21 triệu người theo dõi. Để hình dung con số này khủng khiếp thế nào hãy so sánh với một tượng đài khác: VĐV bóng rổ LeBron James chỉ có “vỏn vẹn” 9,4 triệu người theo dõi trên Twitter. Năm 2011, đài truyền hình Trung Quốc đưa ra thống kê: Có tới 116 triệu người Trung Quốc đã theo dõi trực tiếp thời khắc Li Na đánh bại Francesca Schiavone để đăng quang tại Pháp mở rộng – con số còn nhiều hơn cả lượng người xem trận Super Bowl năm ngoái và nhiều hơn đa số các trận chung kết Champions League. 

    Li Na

    Ở thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp, Li Na từng kiếm được số tiền lên tới 40 triệu USD từ quảng cáo và sở hữu khối tài sản chỉ đứng sau 2 cỗ máy kiếm tiền Mario Sharapova và Venus Williams. Ở Trung Quốc, Li Na không chỉ là thần tượng quốc dân, mà còn là hình mẫu tiêu biểu để nhiều người trẻ noi theo. 

    Tuy nhiên, rất ít người biết rằng để có thể vươn lên đỉnh cao mà hiếm VĐV thể thao Trung Quốc nào có thể chạm tới, Li Na đã trải qua một cuộc chiến đúng nghĩa với những thủ tục hà khắc của hệ thống thể thao gà nòi mà Trung Quốc đã xây dựng. Li Na sinh năm 1982 – thời điểm mà đa phần VĐV thể thao Trung Quốc thường bị ép tập luyện những môn trái với mong muốn của họ. Li Na cũng không phải ngoại lệ.

    Bố Li Na vốn là một tay vợt cầu lông bị gián đoạn sự nghiệp, nên Li Na nghiễm nhiên được hướng đi theo nghiệp cầu lông. Cô được gửi theo học ở trường thể thao năng khiếu cấp tỉnh nhưng do cấu tạo cơ thể (vai to, cổ tay không khỏe), nên Li Na tập mãi mà không tiến bộ. 

    Cuộc tẩu thoát định mệnh
    HLV của Li Na vào thời điểm đó khuyên cô nên đi theo tennis – môn thể thao còn khá lạ lẫm với đa phần người Trung Quốc vào thời điểm đó. Vào thời điểm Li Na bắt đầu chơi thể thao, Trung Quốc đang áp dụng chính sách được gọi là juguo tizhi (hiểu nôm na là hệ thống đào tạo gà nòi toàn quốc). Cách huấn luyện này là ép các VĐV trẻ tới giới hạn chịu đựng cao nhất của họ.

    Năm 11 tuổi, Li Na nhận ra đây là một phương pháp huấn luyện quá tàn nhẫn và phản tác dụng. Một lần, cô từ chối tiếp tục tập luyện khi cảm thấy bản thân sắp gục ngã vì quá sức chịu đựng. Cô bị HLV phạt đứng trong góc phòng suốt buổi tập. Li Na lỳ lợm tới mức đứng suốt… 3 ngày mới chịu xin lỗi HLV để được trở lại tập luyện.

    Cô tiếp tục tập luyện tại học viện đào tạo VĐV Trung Quốc, nhưng luôn nung nấu ý chí phải thoát ra để vươn lên đỉnh cao thật sự. Li muốn trở thành tay vợt số 1 Trung Quốc. Bằng ý chí đó, cô đã trốn khỏi học viện đào tạo chỉ với một túi hành lý rất nhỏ. Cô để lại một lá thư tố cáo sự bất cập của quy trình đào tạo, bóc lột, bào mòn sức lực của các VĐV. Cô còn tố cáo HLV của mình đã ngăn cấm mối tình lãng mạn giữa cô và đồng nghiệp nam tên Jiang Shan.

    Bằng sự quyết tâm của mình, Li Na đã tách bản thân ra khỏi phong cách đào tạo “gà công nghiệp” của Trung Quốc, tự phát triển sự nghiệp theo cách của mình. Những thành công vang dội sau đó của Li Na chứng minh, lựa chọn của cô là hoàn toàn hợp lý. Nhờ đó mà Li Na trở thành hình mẫu, thần tượng của người dân Trung Quốc. 

    Bộ phim về Li Na sắp ra mắt

    Bộ phim về cuộc đời Li Na mang chính tên cô sẽ ra mắt trong năm 2020. Được sản xuất bởi đạo diễn lừng danh Hong Kong là Peter Chan (Trần Khả Tân) và thực hiện trong 4 năm, Li Na mong muốn bộ phim về cuộc đời cô sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho phụ nữ toàn cầu. Phim còn có sự tham gia của ngôi sao quần vợt người Slovakia, Dominika Cibulkova, người thua Li Na trong trận chung kết Australia Open 2014.

    Li Na được đưa vào Đại sảnh danh vọng của quần vợt

    Li Na đã trở thành tay vợt châu Á đầu tiên có tên trên đại sảnh danh vọng của quần vợt thế giới (International World Tennis Hall of Fame). Cùng với Yevgeny Kafelnikov và Marie Pierce, Li Na là 1 trong 3 cái tên được giới thiệu năm 2019. “Tất cả chúng ta đều biết rằng để có tên trong Đại sảnh danh vọng, bạn phải là một tay vợt thành công. Điều ấn tượng nhất về Li Na là một người tiên phong thực sự: không chỉ cho quần vợt hay phụ nữ, mà còn cho tất cả người Trung Quốc “ - Max Eisenbud, đại diện lâu năm của Li Na chia sẻ. 

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội