Cơ hội nào cho các đại diện châu Á ở Qatar?

Minh Huy
Từ 18:03 ngày 18-11-2022
Lần đầu tiên trong lịch sử, châu Á có tới 6 đại diện dự một VCK World Cup. Với trình độ đang dần được nâng lên, các đội tuyển châu Á có quyền tin vào một màn trình diễn ấn tượng hơn, thậm chí san bằng kỷ lục của Hàn Quốc tại Cúp thế giới 2002.

Phía trước là khó khăn...

Tính từ năm 1930 đến nay, có tất cả 13 quốc gia châu Á từng giành vé tham dự VCK World Cup. Hàn Quốc là đội tuyển có nhiều lần tham dự nhất, với 11 kỳ (tính cả năm nay). Họ trở thành đội duy nhất của khu vực có từ 10 lần tham dự trở lên. Kế đến là Nhật Bản (7 lần), rồi Australia, Iran, Saudi Arabia (cùng có 6 lần). Tuy nhiên, những gì các đại diện châu Á vẽ lên trên bản đồ bóng đá thế giới vẫn vô cùng mờ nhạt. Bởi thành tích tốt nhất ở sân chơi danh giá nhất hành tinh của châu Á là hạng Tư đầy tranh cãi của Hàn Quốc năm 2002 khi mà họ là đồng chủ nhà cùng Nhật Bản.

Cũng từ thành tích chung không ấn tượng ấy, nên khi lá thăm may rủ đưa các đại diện châu Á vào những bảng đấu khó khăn tại giải đấu năm nay thì giới mộ điệu lại càng lo lắng. Đầu tiên là chủ nhà Qatar. Nằm cùng bảng với Hà Lan, Senegal và Ecuador, cơ hội lọt vào vòng knock-out của chủ nhà là không nhiều. Cơn lốc màu cam thậm chí còn được đánh giá cao với tư cách là ứng viên vô địch. Senegal và Ecuador hứa hẹn tạo nên bất ngờ với nhiều cầu thủ ngôi sao đang chơi bóng ở châu Âu.

Nhật Bản từng gây ấn tượng rất mạnh tại World Cup 2018 nhưng không may mắn phải chung bảng với hai ứng viên hàng đầu cho ngôi vị cao nhất tại giải đấu năm nay là Tây Ban Nha và Đức. Đấy là chưa kể bất ngờ có thể đến từ Costa Rica. Vì thế, ngay cả khi sở hữu nhiều ngôi sao đang chơi bóng ở châu Âu như hậu vệ Takehiro Tomiyasu (Arsenal) hay tiền vệ Daichi Kamada (Frankfurt), cơ hội vượt qua vòng bảng của “Samurai xanh” cũng thấp vô cùng. 

Tương tự là Australia. Rơi vào bảng D với sự góp mặt của ĐKVĐ thế giới Pháp và đội bóng thi đấu rất khoa học ở châu Âu là Đan Mạch cùng Tunisia, Úc khó tạo nên bất ngờ. Với một đội hình được đánh giá khá đồng đều, mạnh về thể hình và có lối chơi chặt chẽ, nhưng chắc chắn Australia sẽ gặp vô vàn thử thách ở bảng đấu này. Càng khó hơn khi ngay trận ra quân, họ đã phải đụng độ với ĐT Pháp đang khát khao bảo vệ thành công vương miện. Và tình cảnh của Saudi Arabia cũng chẳng khác Nhật Bản, Australia là mấy khi rơi vào bảng đấu có Argentina, Mexico và Ba Lan.

... Nhưng vẫn tự tin gây bất ngờ

Vậy, đội nào có thể thực sự hóa rồng như ở kỳ World Cup đáng nhớ trên đất Hàn - Nhật cách đây tròn 20 năm? Chỉ còn lại hai niềm hy vọng Hàn Quốc và Iran. Vì sao cũng rơi vào những bảng đấu cực kỳ khó khăn nhưng hai đội bóng này lại được người châu Á kỳ vọng hơn cả? Trước tiên, chúng ta cùng đánh giá lại bảng H, nơi Hàn Quốc nằm chung bảng với Bồ Đào Nha, Uruguay và Ghana. Rõ ràng, quán quân châu Âu 2016 Bồ Đào Nha được đánh giá vượt hẳn so với 3 đội còn lại.
Vì thế, chiếc vé đi tiếp còn lại sẽ là cuộc cạnh trực tiếp giữa Hàn Quốc, Ghana và Uruguay. Đại diện châu Á sẽ phải tập trung vào hai trận đấu với Uruguay (24/11) và Ghana (28/11). Điểm thuận lợi nhất của Son Heung-min cùng đồng đội chính là việc họ đụng độ Bồ Đào Nha ở lượt trận cuối nên không phải chịu nhiều sức ép tâm lý. Một điều quan trong khác, liệu các ngôi sao đang thi đấu ở châu Âu như Son (vừa phải trải qua một ca phẫu thuật chấn thương mặt), Kim Min-jae có đảm bảo được thể lực sung mãn để cùng Hàn Quốc tạo nên bất ngờ hay không.

Tuy vậy, ngay cả khi có vượt qua được vòng bảng với vị trí nhì bảng H thì khả năng lọt vào tứ kết của Hàn Quốc cũng rất thấp. Bởi đối thủ tiềm năng của họ là nhất bảng G (Brazil). Trong trường hợp gây địa chấn để đứng nhất bảng H, thì cơ hội đi sâu của Son cùng đồng đội lại rất cao. Dù sao thì đội bóng của xứ sở Kim chi vẫn là niềm hy vọng lớn của người châu Á tại World Cup năm nay.

Iran là đại diện thứ 6 của châu Á tại kỳ World Cup lịch sử này. Là đội bóng có thứ hạng cao nhất trên BXH FIFA (thứ 20), đại diện Tây Á nằm ở bảng đấu được đánh giá là “khó khăn vừa phải” với sự góp mặt của Anh, Xứ Wales và Mỹ. Ngoài Anh được đánh giá vượt trội, Iran sẽ tập trung giành vé với Mỹ và Xứ Wales. Dưới thời Carlo Queroiz, Iran sở hữu lối chơi khoa học, luôn gây khó chịu cho bất cứ đội bóng nào. Ở nhiệm kỳ đầu (2011-2019), nhà cầm quân người Bồ Ban Nha từng giúp Iran thi đấu rất ấn tượng tại World Cup 2018. Họ đánh bại Morocco và gây ra rất nhiều khó khăn cho hai đại diện hùng mạnh của châu Âu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Iran đủ tự tin để chiếm một suất đi tiếp.

Nhật Bản và Hàn Quốc được đặt niềm tin lớn nhất

Trong số 6 đội châu Á dự World Cup 2022, nhà cái William Hill đánh giá cơ hội đăng quang của Nhật Bản và Hàn Quốc là cao nhất. Theo đó, tỷ lệ cược kèo hai đội bóng Đông Á này giành vương miện là đặt 1 ăn 250. Trong khi các đại hiện còn lại của châu lục này là chủ nhà Qatar (đặt 1 ăn 300), Australia (đặt 1 ăn 400), Saudi Arabia và Iran (cùng đặt 1 ăn 500) thì có tỷ lệ cược thấp hơn.

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: [email protected]
 

x