Bóng Đá Plus trên MXH

Cú sốc với quần vợt Mỹ: Lần đầu tiên Mỹ không có tay vợt nào trong Top 30 thế giới
Minh Huy • 07:54 ngày 13/05/2021
Lần đầu tiên sau 30 năm, quần vợt Mỹ không đóng góp bất kỳ cái tên nào trong Top 30 ATP thế giới. Lần gần nhất một tay vợt nam Mỹ giành Grand Slam cũng cách đây gần 2 thập kỷ. Vậy đâu là lý do khiến một đế chế banh nỉ hùng mạnh lại lụn bại theo năm tháng…

    ATP vừa công bố BXH các tay vợt thế giới. Qua đó, tay vợt   người Serbia, Novak Djokovic vẫn giữ vững vị trí số 1 với 11.463 điểm, vượt xa người đứng ngay phía sau là Daniil Medvedev (9.780 điểm). Tay vợt người Nga đã chiếm vị trí của Rafael Nadal (9.630 điểm), người bị tụt hạng vì bị loại ở tứ kết giải ATP Masters 1000 Madrid. Đáng chú ý trong BXH này chính là việc lần đầu tiên kể từ năm 1973 (thời điểm BXH ATP xuất hiện), không một tay vợt người Mỹ nào góp mặt trong Top 30 thế giới. Thậm chí trong Top 50 ở BXH tháng 5/2021, Mỹ cũng chỉ có 3 đại diện. Ngoài Taylor Fritz (xếp hạng 31), có thêm John Isner (34) và Reilly Opelka (47). 

    Nếu biết rằng Mỹ từng là quốc gia có nhiều tay vợt thống trị vị trí số 1 nhất thế giới gồm những Jimmy Connors, John McEnroe, Jim Courier, Pete Sampras, Andre Agassi, Andy Roddick, thì đây được xem như một thất bại rất đau đớn của làng banh nỉ xứ cờ hoa. Trên thực tế từ đầu năm 2004, Mỹ không còn tay vợt nam nào có mặt ở các trận đánh đỉnh cao. Bởi Roddick chính là tay vợt nam người Mỹ cuối cùng xếp thứ nhất BXH ATP vào tháng 11/2003. Kể từ đó thứ hạng của các tay vợt nam Mỹ cứ tụt dần. 

    Trong quá khứ, quần vợt nam Mỹ từng chứng kiến 22 tay vợt góp mặt trong Top 50 của thế giới. Đó là vào tháng 5/1984, có tới 4 tay vợt gồm McEnroe, Jimmy Connors, Jimmy Arias và Eliot Teltscher nằm trong Top 10 và 22 tay vợt nằm trong Top 50. Điều tương tự lặp lại với thế hệ của những Sampras, Courier, Michael Chang, Todd Martin thuộc Top 10 và còn 11 người trong Top 50 vào năm 1994. Các tay vợt Mỹ từng một thời làm mưa làm gió tại các giải Grand Slam với 51 chiến thắng từ năm 1968. Và riêng giai đoạn từ năm 1989-2003, họ giành tới 27 danh hiệu ở các giải đấu lớn. 

    Tay vợt có thứ hạng cao nhất của Mỹ hiện tại là Taylor Fritz (hạng 31 thế giới)

    Tháng 9/2003, sau khi vượt qua Juan Carlos Ferrero ở trận chung kết giải Mỹ Mở rộng, Roddick trở thành tay vợt nam người Mỹ cuối cùng giành chiến thắng ở một giải Grand Slam. Đến khi tay vợt sinh năm 1982 này tuyên bố giải nghệ vào năm 2012, làng banh nỉ Mỹ thực sự lao dốc. Cuộc chuyển giao quyền lực ở quần vợt nam Mỹ diễn ra không như dự định. Bởi sau thế hệ của những huyền thoại như Sampras, Agassi, Courier, Chang... lớp trẻ hơn như Steve Johnson, Bradley Klahn, Donald Young hay Ryan Harrison và bây giờ là bộ ba Fritz - Tommy Paul - Frances Tiafoe (tất cả đều mới 23 tuổi) vẫn chưa thế giúp quần vợt Mỹ khởi sắc trở lại.

    Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến quần vợt Mỹ ngày càng “chết dần chết mòn”? Có 2 lý do chính. Thứ nhất, ngày càng ít người Mỹ chơi tennis khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khiến các giải đấu có quy mô nhỏ và cấp thấp càng giảm sút rõ rệt. “Quần vợt đại học” từng là nơi phát hiện ra những tay vợt lừng danh như McEnroe (Stanford), Connors, Athur Ashe (Đại học California) hay Isner (Georgia). Theo thống kê, có tới hơn 30% các tay vợt nam trong trường đại học Mỹ đến từ nước ngoài. Con số tương tự ở nữ lên đến hơn 32%. Tức là thanh thiếu niên nước này giờ đây chỉ thích chơi bóng bầu dục, bóng rổ, bóng đá… hơn là quần vợt.

    Thứ hai, tennis được xem như môn thể thao của giới thượng lưu tại Mỹ, nên chi phí là cả một vấn đề lớn. Để theo học tennis, gia đình của một đứa trẻ ở Mỹ phải chi gấp 4, 5 lần so với chơi bóng rổ. Trong khi đó tại các quốc gia châu Âu, các bài học và thiết bị cho môn thể thao này dễ dàng được tiếp cận hơn, đồng thời chi phí cũng thấp hơn đáng kể. Xem ra với xu hướng hiện nay, không biết đến khi nào làng banh nỉ xứ sở cờ hoa mới xuất hiện một vài tay vợt đứng trong Top 10 thế giới như những năm 2000 trở về trước.

    Fritz bị loại khỏi ATP Masters 1000 Rome

    Thời gian tới đây, các tay vợt Mỹ khó lòng cải thiện được thành tích trên BXH ATP khi tiếp tục thi đấu không thành công. Ở giải ATP Masters 1000 Rome, tay vợt có thứ hạng cao nhất của Mỹ hiện tại là Taylor Fritz (hạng 31) vừa bị đánh bại bởi tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic với tỷ số 0-2 (3-6 và 6-7) ngay vòng đầu tiên.

    Niềm hy vọng Sebastian Korda

    Trong năm 2021, niềm hy vọng lớn nhất của quần vợt Mỹ đặt cả lên vai của Sebastian Korda (ảnh). Năm nay mới 20 tuổi, con trai của Petr Korda (tay vợt từng xếp thứ 2 thế giới vào tháng 2/1998) hiện xếp hạng 67 của ATP và được đánh giá là tay vợt nam người Mỹ duy nhất có khả năng tiến thẳng vào Top 10. Năm 2018, Sebastian từng giành chiến thắng ở hạng mục trẻ tại giải Úc mở rộng (đúng 20 năm sau khi cha anh vô địch giải đấu này). Sebastian Korda cũng từng vào chung kết giải Delray Beach Open 2021 và lọt vào tứ kết giải Miami Masters 2021.

     

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội